
Hiện nay, trên địa bàn huyện Hòa Vang có trên 50 mô hình chăn nuôi, trồng trọt của người dân được Nhà nước đầu tư xây dựng, với kinh phí hàng tỷ đồng như các vùng sản xuất rau chuyên canh theo tiêu chuẩn VietGap; các mô hình chăn nuôi gắn liền với cải tạo vườn tạp như trồng thanh long ruột đỏ, bưởi da xanh, bơ, ổi, mít, nấm rơm, nấm sò, mô hình nuôi thỏ trắng Newzealand, gà Ai Cập, bồ câu Pháp, nuôi tôm thẻ chân trắng...
![]() |
Mô hình trồng hoa Lan cắt cành xã Hoà Châu mang lại hiệu quả kinh tế cao. |
Tuy nhiên, nhìn chung, sản phẩm nông nghiệp người dân làm ra vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa có nơi tiêu thụ cố định, bị tiểu thương ép giá nên nông dân chưa mặn mà gắn bó với nghề. Bên cạnh đó, một số người dân còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước nên không tích cực, chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi dựa trên nền tảng cơ sở hạ tầng được đầu tư, xây dựng.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hòa Vang lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 xác định nhiều hướng đi mới trong phát triển kinh tế, trong đó, chú trọng đến việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chủ lực để tăng sức cạnh tranh; Mở rộng, khuyến khích ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất giống lúa chất lượng cao, rau sạch, chăn nuôi an toàn, đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong chế biến nông - lâm - thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp...
Thực tế, mặt hàng nông sản Hòa Vang hiện rất đa dạng, phong phú nhưng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, nên khó có chỗ đứng trên thị trường rộng lớn. Kinh phí đầu tư của Nhà nước vào các mô hình sản xuất ở Hòa Vang là rất lớn; song, việc đầu tư đó lại dàn trải, sản xuất nhiều nhưng không có nơi tiêu thụ cố định. Với việc trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước của một bộ phận nhân dân, khi xuất hiện thực trạng nông sản rớt giá, không tiêu thụ được thì một hệ quả tất yếu xảy ra, đó là nông dân không mặn mà với nghề, lãng phí ngân sách Nhà nước. Hiện nay, với thế mạnh và tiềm năng sẵn có về diện tích đất nông - lâm nghiệp, Hòa Vang có điều kiện để đầu tư mạnh vào các con vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao như trồng cỏ nuôi bò, dê thâm canh, thỏ, gà thả vườn, chim Trĩ...Đối với lĩnh vực thủy sản, tiếp tục quan tâm, đầu tư mạnh các vùng nuôi trồng Thuỷ sản tập trung như nuôi Tôm thẻ chân trắng tại xã Hòa Liên; Cá Điêu hồng, Trê lai tại xã Hòa Phong, Hòa Khương, Hòa Nhơn. Đối với cây trồng, duy trì diện tích gieo sạ giống lúa trung, ngắn ngày trên 70%, kiên quyết chuyển đổi diện tích đất lúa không chủ động được nguồn nước tưới sang các loại cây màu có năng suất cao, chịu hạn tốt như ngô lai, đậu xanh cao sản, cây dược liệu. Riêng cây hoa thì hướng đến sản xuất hoa chất lượng cao và theo đơn đặt hàng. Ngoài ra, việc đầu tư kinh phí, thí điểm xây dựng mô hình sản xuất kết hợp với tham quan, du lịch tại các vùng chuyên canh rau, hoa, nuôi cá nước ngọt cũng là hướng đi mới trong phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, Hòa Vang còn tập trung đầu tư, xây dựng 3 - 4 sản phẩm nông nghiệp chủ lực, có hiệu quả để có khả năng vươn ra thị trường trong nước và khu vực, rồi tiếp tục nhân rộng cách làm này ở những vùng có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp.
![]() |
Mô hình trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGap ở xã Hòa Phong - Một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện Hoà Vang. |
Mới đây, huyện Hòa Vang tổ chức buổi họp chuyên đề góp ý tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với đẩy mạnh xây dựng Nông thôn mới, phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn huyện theo tinh thần Nghị quyết số 03/2016 của BTV Thành ủy Đà Nẵng với các sở, ngành liên quan. Theo đó, để đáp ứng yêu cầu phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao theo hướng phục vụ đô thị, huyện Hòa Vang chú trọng khâu mang tính đột phá, đó là đào tạo nguồn nhân lực phù hợp. Cụ thể là ưu tiên đề xuất, lựa chọn cán bộ trẻ có năng lực cử đi đào tạo ở nước ngoài; hợp đồng với các chuyên gia, nhà khoa học để đưa các giải pháp hữu hiệu ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp và chú trọng đào tạo lực lượng lao động, sản xuất đại trà để trực tiếp tổ chức thực hiện tại các làng nghề, các vùng sản xuất chuyên canh tập trung...
Có rất nhiều giải pháp để nông sản chất lượng và có chỗ đứng trên thị trường, nhưng, giải pháp có tính quyết định nhất vẫn là sự quan tâm, tích cực hỗ trợ của Nhà nước trong việc tìm kiếm đầu ra cho nông sản, có cơ chế ràng buộc trách nhiệm trong việc liên kết 4 nhà: Nhà nông - Nhà nước - Nhà khoa học và Nhà doanh nghiệp.
Nguồn Đảng bộ Đà Nẵng
- Phát huy vai trò nông dân trong phát triển nông nghiệp (16/03/2017)
- Công tác Hội và phong trào nông dân có nhiều chuyển biến tích cực (16/03/2017)
- Các cấp Hội tích cực thực hiện kết luận 61 và QĐ 673 (14/03/2017)
- Khoa học công nghệ giúp nông thôn khởi sắc (10/03/2017)
- Hội Nông dân thành phố tổ chức tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm (10/03/2017)
- Những "phiên chợ di động" ở vùng biển Hoàng Sa (10/03/2017)
- Gặp mặt cán bộ Hội nữ nhân ngày 08/3 (08/03/2017)
- HND phường An Khê thành lập chi hội mới (03/03/2017)
- HND quận Cẩm Lệ: Nông dân đăng ký xây dựng mô hình phát triển kinh tế điểm (02/03/2017)

Trình đơn Trình đơn
- Bản niêm yết đấu giá tài sản
- Thanh Khê: Tuyên truyền phòng chống Covid-19 gắn với công tác bầu cử
- Hưởng ứng Lời kêu gọi "Toàn dân tham gia ủng hộ phòng, chống dịch bệnh Covid-19
- Thông báo hướng dẫn một số giải pháp kỹ thuật cho sản xuất vụ Hè Thu năm 2019
- Công bố công khai số liệu dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 và quyết toán ngân sách địa phương năm 2017
Thống kê truy cập Thống kê truy cập
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HỘI NÔNG DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Cơ quan chủ quản: Hội Nông dân thành phố Đà Nẵng
Trưởng ban biên tập: Nguyễn Kim Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân thành phố Đà Nẵng
Địa chỉ: 12 Hồ Nguyên Trừng, phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Điện thoại/Fax: (0236) 355 1214 - Email: hnd@danang.gov.vn
Ghi rõ nguồn: www.hoinongdandanang.org.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.