
Để giúp các địa phương triển khai sản xuất vụ Đông Xuân 2017-2018. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đề xuất một số giải pháp kỹ thuật để các địa phương triển khai và vận động bà con nông dân áp dụng nhằm bảo đảm kết quả sản xuất, cụ thể như sau:
1. Cây lúa
- Thời vụ và cơ cấu giống: Căn cứ khung lịch thời vụ và cơ cấu giống chung của thành phố, Phòng Nông nghiệp và Kinh tế các quận huyện sớm tham mưu cho UBND các quận huyện xây dựng cơ cấu giống phù hợp, bố trí lịch thời vụ cụ thể để chỉ đạo sản xuất cho địa phương mình. Vận động nông dân sản xuất lịch thời vụ và cơ cấu giống phù hợp.
- Làm đất: Chỉ đạo, đôn đốc nông dân khẩn trương làm đất sớm để cắt cầu nối sinh vật hại chuyển vụ trên lúa chét - cỏ dại nhằm hạn chế sinh vật hại cho vụ Đông Xuân đến.
Hiện nay lúa chét đang là nguồn thức ăn chính của chuột nên phải cày đất sớm để vùi lấp lúa chét hạn chế nguồn thức ăn của chuột rồi triển khai bẫy bả diệt chuột đầu vụ mới hiệu quả.
Ngoài ra, làm đất sớm còn có tác dụng phòng ngừa ngộ độc hữu cơ, bệnh đốm nâu-nghẹt rễ vì nếu làm đất xong gieo sạ ngay như các địa phương thường làm hiện nay thì gốc rạ, cỏ dại không phân hủy kịp sẽ phát sinh các bệnh này ngay từ đầu vụ. Đồng thời làm đất sớm để cày vùi lúa chét và cỏ dại nhằm loại bỏ nguồn bệnh lùn sọc đen trên đồng ruộng.
Ruộng lúa phải dọn sạch cỏ dại, cày sâu, làm đất nhuyễn; mặt bằng tốt để thuận lợi cho việc điều tiết nước, xử lý thuốc cỏ, chế độ bón phân sau này. Đất sau khi làm xong lên luống tùy theo diện tích ruộng, chiều rộng luống khoảng 2-2,5m để tiện chăm sóc và thoát nước.
- Lượng giống gieo sạ: Lượng giống: 4-5kg/sào (500m2).
- Kỹ thuật xử lý hạt giống và ngâm ủ: Nên xử lý giống bằng nước ấm 540C (3 sôi 2 lạnh) trong vòng 15 phút trước khi ngâm để phá ngủ, kích thích hạt lúa nảy mầm. Loại bỏ hạt lép lửng và lẫn tạp. Ngâm trong nước sạch khoảng 24 giờ, rửa bằng nước sạch 2-3 lần để sạch mùi chua, chất nhờn, để ráo nước và ủ trong 48-52 giờ .
Lưu ý: Đảo giống thường xuyên để hạt nảy mầm tốt và đều. Đối với vụ Đông Xuân, nếu thời tiết rét lạnh kéo dài, trong quá trình ủ phải chú ý giữ ấm.
Trong quá trình ủ nếu nhiệt độ xuống thấp thời gian ủ sẽ kéo dài dễ gây hiện tượng chua, vì vậy thường xuyên kiểm tra nếu khô thì bổ sung bằng nước ấm, ngửi thấy mùi chua, cần tiến hành đãi chua; nếu đống ủ quá nóng, dùng nước lạnh để giảm nhiệt (vì quá nóng sẽ làm thui mầm hoặc suy giảm sức sống của giống) và tiếp tục ủ đến khi hạt giống nảy mầm dài bằng 1/3 chiều dài hạt lúa thì đem gieo.
- Nước: Các địa phương cần tổ chức kiểm tra toàn bộ các hệ thống hồ đập, kênh mương, đặc biệt là những vùng bị sạt lở, bồi đắp trong mùa mưa lũ vừa qua; vận động nông dân khơi thông dòng chảy, nạo vét kênh mương tưới tiêu nước hiệu quả và tiết kiệm.
Chế độ nước tưới:
+ Sau khi xử lý thuốc cỏ tiền nẩy mầm 2-3 ngày, cỏ hậu nảy mầm 1-3 ngày đưa nước vào ruộng 2-3cm.
+ Giai đoạn mạ đến giai đoạn cuối đẻ nhánh rộ mực nước 3-5cm.
+ Giai đoạn đứng cái làm đòng đến chín sữa mực nước cho vào ruộng 7-10cm.
+ Giai đoạn chín sáp bắt đầu rút cạn nước đến khi thu hoạch.
- Bón phân: Trước khi gieo sạ 10-15 ngày nên xử lý vôi 20-25kg/sào (500m2) để xử lý đất và phân huỷ nhanh gốc rạ, các tàn dư thực vật…
+ Bón lót: Bón trước khi bừa lần cuối mỗi sào 500kg phân chuồng hoai (nơi nào không có phân chuồng có thể thay thế bằng 20kg N.P.K Humic hoặc 20kg phân hữu cơ vi sinh) và 20kg super lân để giúp bộ rễ phát triển nhanh, khoẻ, hạn chế bệnh đốm nâu nghẹt rễ, ngộ độc hữu cơ, chua phèn.
+ Bón thúc:
Đối với nhóm giống trung ngắn ngày: Để tránh tình trạng bón phân theo tập quán bón cho giống dài ngày làm ảnh hưởng đến các giai đoạn sinh trưởng phát triển thiết yếu của cây lúa trung-ngắn ngày, các địa phương nên bón phân theo chế độ như sau: Tổng lượng phân cho 1 sào (500m2): Urê: 8kg, NPK (16:16:8): 6kg, Kali: 6kg, DAP: 2kg. Cách bón:
. Sau sạ: 12-15 ngày: 3kg Ure + 3kg Kali + 2kg DAP
. Sau sạ 25-30 ngày: 3kg Ure + 3kg NPK
. Sau sạ 50-55 ngày: 2kg Ure + 3kg Kali + 3kg NPK
Đối với nhóm giống dài ngày: Tổng lượng phân cho 1 sào (500m2): Urê: 9kg, NPK (16:16:8): 7kg, Kali: 6kg, DAP: 2kg. Cách bón:
. Sau sạ 12-15ngày: 2kg Urê + 3kg Kali + 2kg DAP
. Sau sạ 25-30ngày: 2kg Urê + 2kg NPK
. Sau sạ 45-50ngày: 3kg Urê + 3kg NPK
. Sau sạ 65-70ngày: 2kg Urê + 3kg Kali + 2kg NPK
Phòng trừ cỏ dại: Sử dụng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm hoặc hậu nảy mầm để trừ cỏ ngay từ đầu vụ để ngăn ngừa sự cạnh tranh dinh dưỡng cũng như ánh sáng của cỏ dại, đồng thời hạn chế nguồn ký chủ của sâu bệnh.
- Thuốc tiền nảy mầm: Sofit 300EC, Prefit 300EC, Sonic 300EC…phun 1- 3 ngày sau sạ. Phun càng sớm hiệu quả càng cao; cho nước vào ruộng từ 2 - 3 ngày sau khi phun thuốc.
- Thuốc hậu nảy mầm: Sirius 10WP; Pyanchor 3EC; Tempest 36WP, Quinix 32WP…(phun sau sạ 5 - 10 ngày). Trước khi phun nên tháo nước trong ruộng để cỏ tiếp xúc được với thuốc (nhưng chú ý không tháo nước quá khô sẽ giảm hiệu lực của thuốc). Sau khi phun thuốc cỏ l - 3 ngày cần cho nước vào ruộng để tăng hiệu lực của thuốc.
Ghi chú: Sử dụng thuốc theo khuyến cáo trên nhãn bao bì, không trộn lẫn 2 loại thuốc tiền và hậu nảy mầm để phun, gây lãng phí mà không hiệu quả.
- Một số khâu kỹ thuật khác cần quan tâm
+ Chú trọng các giải pháp sạ thưa, sạ hàng nhằm giảm lượng giống gieo sạ trên đơn vị diện tích, cây lúa khỏe, ít nhiễm sâu bệnh hơn…
+ Sử dụng hạt giống chất lượng để tăng hiệu quả sản xuất. Có kế hoạch giống dự phòng và mở rộng nhân giống trong nông hộ để đảm bảo nguồn giống cho vụ sau.
+ Không sử dụng giống ở những ruộng bị nhiễm rầy ở vụ Hè Thu để gieo sạ nhằm tránh lây lan bệnh lùn sọc đen. Hiện nay bệnh lùn sọc đen đã xuất hiện trở lại và có xu hướng gia tăng mức độ gây hại ở các tỉnh phía Bắc. Vì vậy ngay từ đầu vụ cần điều tra theo dõi tình hình phát sinh phát triển của rầy và diễn biến của bệnh trên đồng ruộng để có biện pháp xử lý kịp thời không để bệnh lây lan ra diện rộng làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất.
+ Vận động nông dân ứng dụng thực hiện chương trình ICM (3 giảm 3 tăng), IPM nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tăng chất lượng nông sản và bảo vệ môi trường sinh thái.
+ Thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh hại, đặc biệt chú ý đối tượng chuột ở đầu vụ và phải tăng cường các biện pháp diệt chuột xuyên suốt cả vụ.
+ Sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả theo nguyên tắc "4 đúng".
+ Khuyến cáo nông dân không nên sử dụng các loại thuốc trừ cỏ khai hoang để phun trừ cỏ bờ ruộng và cỏ trên các kênh mương, chỉ nên phát bờ vệ sinh đồng ruộng bằng biện pháp thủ công. Vì sử dụng thuốc trừ cỏ khai hoang sẽ dễ gây sạt lở bờ ruộng và gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hạn chế nơi cư trú của thiên địch trong giai đoạn chuyển vụ.
2. Cây rau màu
- Những ruộng lúa ở vùng cao, dùng nước trời, có nguy cơ thiếu nước cuối vụ có thể chuyển sang trồng ngô lai, đậu xanh cao sản...
- Làm đất kỹ, tơi xốp và đảm bảo đủ nước trong những giai đoạn sinh trưởng thiết yếu của cây trồng.
- Vệ sinh đồng ruộng, chăm bón kịp thời, phòng trừ sâu bệnh theo nguyên tắc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và thu hoạch đúng thời điểm theo từng loại cây.
- Trước khi vào vụ sản xuất rau, lạc nên khuyến cáo nông dân xử lý nấm đối kháng trichoderma để xử lý đất nhằm hạn chế bệnh héo rũ trên cây lạc và chết cây trên cây rau (do trong vụ Đông vừa qua có mưa nhiều nên mầm bệnh sẽ lây lan trên diện rộng).
- Các địa phương khuyến cáo người dân không được sử dụng tất cả các loại thuốc trừ cỏ tại các vùng sản xuất rau để đảm bảo an toàn cho cây trồng, nên làm cỏ bằng biện pháp thủ công.
- Tại các vùng sản xuất rau, khi có sâu bệnh hại xảy ra thì khuyến cáo người dân sử dụng thuốc theo danh mục thuốc được phép sử dụng cho cây rau.
Khuyến cáo người dân có diện tích trồng màu ở lân cận các vùng sản xuất rau hạn chế dùng thuốc trừ cỏ để phun (nhằm tránh ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây rau) mà nên xới xáo, vun gốc kết hợp làm cỏ trong quá trình chăm sóc cây màu.
3. Cây hoa
Hiện nay tại các vùng trồng hoa do ảnh hưởng của các đợt mưa kéo dài nên đang xuất hiện bệnh héo vàng do nấm Fusarirm Sp. và héo xanh do vi khuẩn gây hại, do chưa có thuốc đặc trị nên cần chú ý nhổ bỏ cây bị bệnh, xử lý vôi hoặc nấm Trichoderma để hạn chế bệnh lây lan ra diện rộng. Có thể kết hợp xử lý hoặc phòng bệnh bằng các loại thuốc: Bệnh héo vàng: Amistar Top 325SC, Aliette 80WG, Agri - Fos 400SL…; bệnh héo xanh: Novinano 55WP, New Kasuran 16.6WP, Kasumin 2L,…
Đối với bệnh lở cổ rễ sử dụng một trong các loại thuốc: Anvil 5SC, Aliette 80WG, Validacin 3L/5L... để phòng trừ.
Đối với bệnh gỉ sắt (ghẻ cóc) sử dụng một trong các loại thuốc: Coc 85WP, Anvil 5SC,....
Ngoài ra, trên cây hoa còn có các đối tượng như bệnh đốm lá, rầy rệp, bọ trĩ, dòi đục lá…gây hại rải rác, cần chú ý theo dõi để xử lý hiệu quả.
(Theo web sở NN&PTNT Đà Nẵng)
- BẾ MẠC KỲ HỌP THỨ 6 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA IX: Đột phá mới trong "Năm đẩy mạnh thu hút đầu tư" (08/12/2017)
- Phát huy bài học đồng thuận, huy động mọi nguồn lực xây dựng Đà Nẵng an bình, văn minh, giàu đẹp (06/12/2017)
- Khai thác đất, đá vùi lấp hơn 30ha đất sản xuất nông nghiệp (06/12/2017)
- Khai mạc kỳ họp thứ 6 HĐND thành phố khóa IX: Nêu cao trách nhiệm, vì những quyết sách hợp lòng dân (05/12/2017)
- Chủ đề năm 2018 là "Năm đẩy mạnh thu hút đầu tư" (04/12/2017)
- HND Hòa Quý: Tổ chức công bố quyết định thành lập Chi hội mới. (28/11/2017)
- Làm giàu ở phố: Bỏ chức giám đốc, về thu 2 tỷ đồng/năm từ cây kiểng (27/11/2017)
- Nông dân Hòa Minh sơ kết 4 năm thực hiện chương trình hành động số 01 của Thành Hội (23/11/2017)
- Khuê Mỹ: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân (23/11/2017)

Trình đơn Trình đơn
- Bản niêm yết đấu giá tài sản
- Thanh Khê: Tuyên truyền phòng chống Covid-19 gắn với công tác bầu cử
- Hưởng ứng Lời kêu gọi "Toàn dân tham gia ủng hộ phòng, chống dịch bệnh Covid-19
- Thông báo hướng dẫn một số giải pháp kỹ thuật cho sản xuất vụ Hè Thu năm 2019
- Công bố công khai số liệu dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 và quyết toán ngân sách địa phương năm 2017
Thống kê truy cập Thống kê truy cập
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HỘI NÔNG DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Cơ quan chủ quản: Hội Nông dân thành phố Đà Nẵng
Trưởng ban biên tập: Nguyễn Kim Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân thành phố Đà Nẵng
Địa chỉ: 12 Hồ Nguyên Trừng, phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Điện thoại/Fax: (0236) 355 1214 - Email: hnd@danang.gov.vn
Ghi rõ nguồn: www.hoinongdandanang.org.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.