
Một số nông sản của huyện Hòa Vang giờ đã tạo được chỗ đứng trên thị trường. Tiêu biểu có thể kể đến lúa giống Hòa Tiến, rau Cẩm Nê (xã Hòa Tiến), nấm La Châu (xã Hòa Khương), nấm Nhơn Phước (xã Hòa Nhơn), gà Hòa Nhơn, rau Túy Loan (xã Hòa Phong)...
Ngày càng có nhiều sản phẩm nông nghiệp của Hòa Vang được thị trường ưa chuộng. Ảnh: V.T.L
Trong những năm qua, nhờ sự đầu tư của các cấp, các ngành, đặc biệt là ngành Nông nghiệp, ngành Khoa học và công nghệ, sự nỗ lực và chịu khó của người dân đã làm cho Hòa Vang từ một vùng nông sản đơn điệu trở thành vùng nông sản với nhiều sản phẩm chất lượng. Đặc biệt là 3 năm trở lại đây, các vùng chuyên canh, các mô hình mới phát triển và được đầu tư giúp người dân phát triển sản xuất, tăng thu nhập, giảm hộ nghèo.
Hiện tại, huyện Hòa Vang có 14 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp; trên 50 mô hình chăn nuôi, trồng trọt của người dân được Nhà nước đầu tư xây dựng, với kinh phí hàng tỷ đồng như các vùng sản xuất rau chuyên canh theo tiêu chuẩn VietGap, các mô hình chăn nuôi gắn liền với cải tạo vườn tạp như trồng thanh long ruột đỏ, bưởi da xanh, bơ, ổi, mít, nấm rơm, nấm sò... Bà Ngô Thị Hạnh, Phó phòng NN&PTNT huyện cho biết: "Hầu hết, những sản phẩm nông sản đã có nhãn hiệu của Hòa Vang khi ra thị trường đều được tiêu thụ tốt. Các ngành Công thương, Khoa học và công nghệ đang hỗ trợ miễn phí các thủ tục để Hòa Vang tiếp tục xây dựng các nhãn hiệu hàng hóa mới".
Theo bà Hạnh, quá trình để được công nhận nhãn hiệu nông sản là một quá trình dài, trong đó, phải có sự kết hợp của "4 nhà": nhà nông, Nhà nước, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp. Trong đó, để người tiêu dùng biết đến các sản phẩm nông sản của Hòa Vang, vai trò kết nối của nhà doanh nghiệp rất quan trọng. Người nông dân chỉ biết sản xuất mà không biết làm công tác thị trường cũng như không có bất kỳ thông tin nào về người tiêu dùng. Một số sản phẩm tuy đã có nhãn hiệu nhưng chỉ sản xuất ở mức ổn định mà không phát triển thêm được do thiếu nguồn nguyên liệu, thiếu nhân lực. Điển hình như nấm La Châu (xã Hòa Khương).
Nấm La Châu bắt đầu tiếp cận thị trường từ năm 2000. Đến năm 2012, nhận thấy sản phẩm nấm rơm được thị trường đón nhận, xã Hòa Khương thành lập một tổ hợp tác gồm 10 hộ gia đình tham gia. Tuy đầu ra ổn định nhưng việc sản xuất của nấm La Châu lại không ổn định. Ông Trà Đức (tổ trưởng tổ hợp tác nấm La Châu), cho biết, tổ hợp tác hiện chỉ còn 7 hộ tham gia. Cái khó nhất của việc sản xuất hiện tại là không đủ nguồn nguyên liệu. Trong khi sản xuất nấm rơm cần nhất là rơm thì việc thu hoạch cơ giới hóa (chỉ 1 tuần đến 10 ngày là thu hoạch xong, rơm không sử dụng hết sẽ được đốt) đã làm nguồn rơm cạn kiệt. Ông Đức bày tỏ tiếc nuối khi sản phẩm đã có thương hiệu thì mình lại không đủ sản phẩm để cung cấp.
Một nhãn hiệu mới được công nhận đó là rau, củ, quả (thôn Trung Nghĩa, xã Hòa Ninh) thuộc HTX Rau, hoa, củ, quả Hòa Vang được thành lập vào đầu tháng 7 vừa qua do ông Nguyễn Thắng và ông Lê Mạnh Dân làm chủ. Vườn rau, củ, quả có diện tích khoảng 9.000m2, rau thủy canh 1.000m2. Nhà kính rộng, có các loại hoa, củ, quả xanh tốt như dưa leo, dưa lưới, rau cải, ớt Nhật, ớt chuông Đà Lạt, cùng vườn thủy canh gồm xà lách mở, lô lô xanh, rau men, xà lách tím, ốc lít... Ông Nguyễn Thắng, Giám đốc HTX cho biết, để trồng vườn rau, hoa, củ, quả chất lượng cao, nguồn nước tưới được ông lấy tại Hòa Ninh và đưa lên Đà Lạt kiểm nghiệm đạt chất lượng tốt. Dù mới ra mắt chưa được bao lâu, nông sản tại HTX Rau, hoa, củ, quả Hòa Vang được đánh giá là mô hình rau sạch, chất lượng cao ở địa phương.
Bà Hạnh cho biết, huyện đang hỗ trợ tích cực cho HTX Rau, hoa, củ, quả Hòa Vang trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ, hiện đã làm việc với BigC, Chi nhánh Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam tại Đà Nẵng để tiêu thụ sản phẩm cho HTX này. Mục tiêu của huyện trong những năm tiếp theo là mở rộng từ 2-3ha sản xuất rau, hoa, củ, quả công nghệ cao/năm, nhằm cung cấp sản phẩm nông nghiệp sạch cho thị trường Đà Nẵng. Đối với các nông sản đã có nhãn hiệu khác thì đều được huyện đầu tư mở rộng diện tích sản xuất, tiếp tục ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tiến sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
(Theo Báo Đà Nẵng)
- Hội Nông dân quận Thanh Khê thực hiện tốt phong trào đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững (21/12/2017)
- Giúp nông dân xây dựng nông thôn mới bền vững (21/12/2017)
- Ngư dân khó tiếp cận vốn vay Nghị định 67 (20/12/2017)
- Tổ chức Cuộc thi Vẽ tranh tìm hiểu về Đà Nẵng sinh học và bảo tồn văn hóa Cơ tu. (18/12/2017)
- Bỏ nghề giáo viên về trồng cây cảnh, lãi 200 triệu đồng/năm (18/12/2017)
- Nghiệm thu mô hình sản xuất hoa, nấm (14/12/2017)
- Cá về mùa biển động (14/12/2017)
- Nông dân làm du lịch (12/12/2017)
- Ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất hoa Tết (11/12/2017)

Trình đơn Trình đơn
- Bản niêm yết đấu giá tài sản
- Thanh Khê: Tuyên truyền phòng chống Covid-19 gắn với công tác bầu cử
- Hưởng ứng Lời kêu gọi "Toàn dân tham gia ủng hộ phòng, chống dịch bệnh Covid-19
- Thông báo hướng dẫn một số giải pháp kỹ thuật cho sản xuất vụ Hè Thu năm 2019
- Công bố công khai số liệu dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 và quyết toán ngân sách địa phương năm 2017
Thống kê truy cập Thống kê truy cập
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HỘI NÔNG DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Cơ quan chủ quản: Hội Nông dân thành phố Đà Nẵng
Trưởng ban biên tập: Nguyễn Kim Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân thành phố Đà Nẵng
Địa chỉ: 12 Hồ Nguyên Trừng, phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Điện thoại/Fax: (0236) 355 1214 - Email: hnd@danang.gov.vn
Ghi rõ nguồn: www.hoinongdandanang.org.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.