
Ngư dân Trần Văn Mười (phường Mân Thái, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) ra biển làm ăn theo nguyện vọng của người cha già. Đắng cay nhiều, quả ngọt anh cũng đã nếm, giờ trong giới ngư dân miền Trung, anh nức tiếng với khối tài sản thuộc dạng khủng…
Bỏ bờ ra biển theo tâm huyết của cha
Đến Cảng cá Thọ Quang (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) hỏi thăm không ai không biết chủ tàu câu mực ĐNa 90567 Trần Văn Mười.Vốn là một thợ cơ khí lành nghề với thu nhập cao, ổn định, nhưng anh Mười đã bỏ ngang để tập tành với nghề biển đầy sóng gió theo nguyện vọng của người cha già.
Anh Mười tâm sự, cha anh gắn bó với biển hơn nửa đời người. Biển cho cha anh tất cả và cũng lấy đi của ông tất cả. Hơn 10 năm trước, cơn bão Chan Chu đã nhấn chìm hàng chục tàu câu mực xà của Đà Nẵng, gia cảnh của gia đình anh cũng "chìm" theo từ đó.
Ngư dân Trần Văn Mười làm lễ cầu cho biển cả bình yên, không còn những cơn bão kinh hoàng như Chan Chu. ảnh: Đình Thiên
"May mắn trong cơn bão đó, tàu cha tui không sao, nhưng ngư dân sợ hãi không dám ra biển. Con tàu gần 2 tỷ đồng của gia đình đắp chiếu nằm bờ hàng năm trời. Cứ thế lãi chồng lên nợ, trắng tay, cha tôi yếu hẳn đi và phải từ giã biển cả, từ giã tâm huyết hơn nửa đời người của ông". Vậy nhưng tâm trí ông vẫn đau đáu với nghề biển. Một ngày, cha tui kêu tui lại và nói "con phải theo nghề biển, phải gắn cuộc sống với biển. Cha nay đã già, con gắng bước tiếp cho cha"- anh Mười tâm sự.
Với sự phấn đấu, vươn lên trong phát triển kinh tế gia đình, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương, giúp đỡ nhiều hội viên khó khăn và tích cực trong việc tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo, liên tục trong năm 2013, 2015, ngư dân Trần Văn Mười được nhận bằng khen của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; bằng khen của Trung ương Hội Nghề cá năm 2014; bằng khen của Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng năm 2013…
|
Nghe theo nguyện vọng cuối đời của người cha, anh Mười bỏ nghề cơ khí theo nghiệp biển. Anh Mười cho biết, lúc đó, hầu như gia đình anh không còn tài sản gì đáng quý. Anh đi vay mượn anh em, bạn bè để lấy vốn đóng tàu, nhưng ai cũng ngần ngại vì cái gương của cha anh còn sờ sờ trước mắt.
"Cái xưởng cơ khí tôi gây dựng hơn 10 năm, tôi đưa đi cầm cố được hơn 200 triệu đồng. Vay mượn thêm một ít tiền của bạn bè, tôi ra biển với chiếc tàu 300 CV. Mấy năm đầu, cha tôi chỉ bảo từng tí, ra biển đánh bắt chuyến được chuyến mất. Sau đó lần lần rồi cũng có lãi, nhưng đúng thật tôi yêu biển lúc nào chẳng hay"- anh Mười vui vẻ khi nói về cơ duyên với nghiệp biển của mình.
Chỗ dựa cho ngư dân
Hiện ngư dân Trần Văn Mười làm chủ 2 tàu cá công suất lớn có số hiệu ĐNa 90657, ĐNa 90777 (trị giá gần 25 tỷ đồng) thường xuyên đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa. Đặc biệt, tháng 3 vừa qua anh đã cho hạ thuỷ con tàu vỏ thép hiện đại với hầm bảo quản công nghệ Nhật Bản, công suất 822CV, hành nghề chụp mực đầu tiên của TP.Đà Nẵng.
Con tàu sắt ĐNa 90777 gần 20 tỷ đồng giúp ngư dân Mười thực hiện tốt nguyện vọng của người cha già. ảnh: Đình Thiên
Ngoài ra, ngư dân Mười còn làm chủ 1 cơ sở sản xuất đá cây, 1 cơ sở xay đá mịn để cung cấp đá ướp hải sản cho cặp tàu của anh, đồng thời cung cấp cho các tàu thuyền thường xuyên ra vào Cảng cá Thọ Quang.
Theo Hội Nông dân TP.Đà Nẵng, hiện mô hình sản xuất của ngư dân Trần Văn Mười thường xuyên giải quyết việc làm cho hơn 30 lao động với thu nhập ổn định 6 triệu đồng người/tháng. Còn gia đình anh Mười, trừ chi phí lãi gần 1 tỷ đồng /năm.
Ngoài việc tham gia phát triển kinh tế biển, ngư dân Mười rất tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền biển. Đặc biệt, trong giai đoạn Trung Quốc hạ đặt trái phép dàn khoan Hải Dương 981, tàu ĐNa 90657 đã cùng các tàu chấp pháp Việt Nam thực hiện tuyên truyền, ngăn chặn tàu thuyền Trung Quốc xâm phạm chủ quyền vùng biển Hoàng Sa. Đây là điển hình của nông dân TP.Đà Nẵng trong thời gian qua.
Ông Đặng Công Thắng – Chủ tịch Hội Nông dân TP.Đà Nẵng chia sẻ: Nghề câu mực vốn là một nghề nổi tiếng của Đà Nẵng hơn 10 năm về trước. Tuy nhiên, nghề này đã mai một sau khi cơn bão Chan Chu năm 2006 đánh chìm hàng chục tàu câu mực xa bờ của Đà Nẵng. Vượt qua tâm bão, anh Mười vẫn theo nghề và làm giàu từ chính nơi này. Trên địa bàn Đà Nẵng, tàu thuyền hành nghề câu mực như anh Mười chỉ đếm trên đầu ngón tay.
"Anh Mười gan góc, nhưng đặc biệt nhanh nhạy trong làm ăn. Khi ăn nên làm ra, anh sẵn sàng giúp đỡ vô điều kiện cho hàng chục hội viên nông dân khó khăn của quận Sơn Trà. Điều này thật đáng trân quý!"- ông Đặng Công Thắng tâm đắc.
Theo Báo Dân Việt
- Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ (11/03/2019)
- Ngư dân vững tâm vươn khơi (21/02/2019)
- Làm du lịch từ nông nghiệp (12/02/2019)
- Dở dang “tinh giản” tàu cá công suất nhỏ (14/01/2019)
- Hỗ trợ cho nhà nông (14/01/2019)
- Sức sống mới của người dân nông thôn (03/01/2019)
- Khôi phục trồng rau, hoa phục vụ Tết (21/12/2018)
- Nông dân khánh kiệt sau trận mưa "một mét nước" (17/12/2018)
- Khuyến khích phát triển các trang trại sản xuất nông nghiệp bền vững (07/12/2018)
- Sản phẩm rau sạch từ Nông trại vui vẻ (22/11/2018)

Trình đơn Trình đơn
- Bản niêm yết đấu giá tài sản
- Thanh Khê: Tuyên truyền phòng chống Covid-19 gắn với công tác bầu cử
- Hưởng ứng Lời kêu gọi "Toàn dân tham gia ủng hộ phòng, chống dịch bệnh Covid-19
- Thông báo hướng dẫn một số giải pháp kỹ thuật cho sản xuất vụ Hè Thu năm 2019
- Công bố công khai số liệu dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 và quyết toán ngân sách địa phương năm 2017
Thống kê truy cập Thống kê truy cập
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HỘI NÔNG DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Cơ quan chủ quản: Hội Nông dân thành phố Đà Nẵng
Trưởng ban biên tập: Nguyễn Kim Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân thành phố Đà Nẵng
Địa chỉ: 12 Hồ Nguyên Trừng, phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Điện thoại/Fax: (0236) 355 1214 - Email: hnd@danang.gov.vn
Ghi rõ nguồn: www.hoinongdandanang.org.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.