Văn bản pháp quy Văn bản pháp quy

Trích yếu nội dung
Đề án Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp nông dân ở cơ sở phù hợp với quá trình đô thị hóa, giai đoạn 2018-2023
Nội dung chi tiết

ĐỀ ÁN

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp nông dân 

ở cơ sở phù hợp với quá trình đô thị hóa, giai đoạn 2018-2023

-----

I. Sự cần thiết phải xây dựng đề án

Công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp hội viên nông dân là hoạt động tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những nhiệm vụ của Hội, nhiệm vụ chính trị của địa phương; làm cho cán bộ, hội viên, nông dân hiểu và chấp hành, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và nhiệm vụ của Hội. Đồng thời, công tác tuyên truyền, vận động của Hội còn giáo dục bồi dưỡng về đạo đức, lối sống, nếp sống mới, văn minh, tiến bộ, về truyền thống cách mạng của giai cấp nông dân; bồi dưỡng kiến thức khoa học - kỹ thuật và các kiến thức cần thiết khác cho các cán bộ, hội viên, nông dân vừa  tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và thực hiện có hiệu quả công tác Hội và phong trào nông dân, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

II. Những căn cứ để xây dựng đề án

- Căn cứ Kết luận  61-KL/TW, ngày 03-12-2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020”;

- Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam đã nêu rõ: Tập hợp, tuyên truyền, giáo dục, vận động hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt. Tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân hiểu và tích cực thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghị quyết, chỉ thị của Hội. Khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, lao động sáng tạo của nông dân; tổ chức các phong trào nông dân phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh; xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh;

Đoàn kết, tập hợp đông đảo nông dân vào tổ chức Hội, phát triển và nâng cao chất lượng hội viên. Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh về mọi mặt; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. 

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Nông dân thành phố Đà Nẵng lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2018-2023 đã xác định: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, nông dân về tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh; thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có kiến thức, kinh nghiệm và năng lực tiếp thu khoa học kỹ thuật, công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị.

- Tổ chức tốt các phong trào thi đua của Hội nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác Hội và phong trào nông dân; đẩy mạnh các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

- Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, trình độ của cán bộ, hội viên, nông dân; xây dựng hình mẫu người nông dân Đà Nẵng hiện đại, có tư duy mới, nhận thức mới, kiến thức mới, đời sống văn hóa mới và quyết tâm mới để thực hiện được vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

          III. Đánh giá kết quả công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp hội viên nông dân từ 2013-2018

          1) Những kết quả đạt được

Từ năm 2013 đến nay, công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng đạt được nhiều kết quả quan trọng. Các cấp Hội đã kịp thời tổ chức tuyên truyền, phổ biến kịp thời nhiều chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước như: Chỉ thị số 03-CT/TW, Chỉ thị số 05-CT/TW và cuộc vận động “ Xây dựng người cán bộ hội và nông dân tiêu biểu, xuất sắc làm theo Bác Hồ”; Chương trình thành phố “4 an”; cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; các chủ trương, chính sách di dời giải tỏa, chỉnh trang đô thị, bảo vệ môi trường...

Các cấp Hội đã phối hợp tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao như: Hội thi nhà nông đua tài, Hội thi cán bộ chi hội giỏi, qua đó gắn kết các nội dung cần tập trung tuyên truyền cho đông đảo hội viên, nông dân. Tiếp tục duy trì việc đặt mua và cung cấp Báo Nông thôn ngày nay cho tất cả cơ sở và chi hội nông dân làm tài liệu tuyên truyền, sinh hoạt; xây dựng Trang thông tin điện tử Hội Nông dân thành phố để đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Hội.

Qua đó, các cấp Hội Nông dân thành phố đã tổ chức được 8.589 buổi tuyên truyền về chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của Hội cho 508.054 lượt cán bộ, hội viên nông dân; đa số hội viên đã vận dụng vào thực tiễn cuộc sống và hoạt động công tác hội đạt nhiều kết quả.

          2) Hạn chế, tồn tại

- Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho hội viên, nông dân ở một số cơ sở còn hạn chế; hình thức, phương pháp tuyên truyền chậm được đổi mới, chưa chú trọng tuyên truyền bằng mô hình, nhất là với các mô hình đạt hiệu quả cao trên các lĩnh vực của phong trào.

- Việc nắm bắt tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhất là diễn biến tư tưởng, băn khoăn, bức xúc của nông dân còn chưa kịp thời. Công tác tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất và đời sống của hội viên, nông dân chưa đáp ứng với yêu cầu hiện nay.

          3) Nguyên nhân hạn chế, tồn tại

Một số nơi nhất là ở cơ sở, Hội Nông dân chưa chủ động tham mưu, đề xuất, tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy, tạo điều kiện của chính quyền. Việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu của hội viên, nông dân.

Tổ chức Hội dưới cơ sở ở địa bàn đô thị thường xuyên biến động, hội viên nông dân ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau nên rất khó tập hợp để tuyên truyền, vận động.

          IV. Đổi mới nội dung, phương thức công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp nông dân ở cơ sở phù hợp với quá trình đô thị hóa, giai đoạn 2018-2023

1) Mục tiêu, yêu cầu

- Nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, nông dân về tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh; thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có kiến thức, kinh nghiệm và năng lực tiếp thu khoa học kỹ thuật, công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị.

- Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, trình độ của cán bộ, hội viên, nông dân; để thực hiện vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; từng bước đưa các nghị quyết của Đảng, của Hội, chính sách, pháp luật  của Nhà nước vào thực tiễn đời sống và sản xuất của hội viên nông dân.

- Nội dung đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp nông dân cần cụ thể, sát thực, dễ triển khai thực hiện phù hợp với quá trình đô thị hóa.

- Đến cuối năm 2023: 100% cán bộ, hội viên nông dân được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà Nước và Nghị quyết của Hội nông dân các cấp. Có 100%  Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội ở cơ sở có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và nghiệp vụ công tác hội đạt chuẩn theo quy định; có 100% cán bộ chuyên trách công tác Hội được tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới và kỹ năng công tác nông vận; 100% cán bộ chi Hội, tổ Hội được bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng, phương pháp công tác Hội, chú trọng công tác tuyên truyền bằng mô hình và tham quan thực tế.

2) Những nội dung đổi mới nội dung, phương thức công tác tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân

          2.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của địa phương và nhiệm vụ của Hội

Công tác tuyên truyền ở cơ sở làm nhiệm vụ phổ biến, giải thích cho cán bộ, hội viên, nông dân hiểu rõ và nhận thức đầy đủ về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là các chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn; về các chủ trương công tác của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và nhiệm vụ của Hội để hội viên, nông dân hiểu đúng và tự giác thực hiện có hiệu quả. Đồng thời, công tác tuyên truyền cần phổ biến, giải thích để nông dân hiểu rõ về tổ chức Hội và Điều lệ Hội; tổ chức các hoạt động để họ tự giác tham gia và từ đó tự nguyện xin vào Hội, tự giác tham gia sinh hoạt và thực hiện các chương trình công tác của Hội.

2.2 Thường xuyên tuyên truyền, cổ vũ hội viên, nông dân thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương

Công tác tuyên truyền ở cơ sở Hội cần tổ chức phổ biến các chương trình, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, của Hội các cấp; phát động phong trào nông dân thi đua thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh; vận động hội viên, nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi,  giảm nghèo và làm giàu chính đáng; bảo vệ môi trường sinh thái …; vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia xây dựng cơ sở vật chất ở nông thôn, khu dân cư... Cán bộ cơ sở Hội cần phải phổ biến, giải thích cho hội viên, nông dân hiểu rõ ý nghĩa những việc họ phải làm và tạo điều kiện cho họ tham gia trao đổi và thống nhất để hoạt động. Công việc này phải được tiến hành thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình thực hiện các nhiệm vụ của Hội. Đặc biệt, cán bộ Hội cần gương mẫu, tự giác thực hiện và cổ vũ, động viên mọi người cùng thực hiện.

2.3 Tuyên truyền, giáo dục nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ và kiến thức quản lý kinh tế cho hội viên, nông dân

         Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới kinh tế và hội nhập kinh tế thế giới, việc nâng cao dân trí, tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến đã trở thành một nhu cầu tất yếu, cấp bách. Do vậy, tùy theo điều kiện của mỗi địa phương cần tuyên truyền, hướng dẫn hội viên, nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với khu vực nông thôn và đô thị; tiếp thu những kiến thức mới về công nghệ sinh học, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, về công nghệ chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch; kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sao cho phù hợp, có hiệu quả; tham gia đánh bắt hải sản, phát triển kinh tế biển góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của tổ quốc. Để thực hiện tốt các yêu cầu trên, trước hết cơ sở Hội cần quan tâm tổ chức học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ  cho cán bộ, hội viên, nông dân ở cơ sở mình.

2.4 Tuyên truyền, giáo dục hội viên, nông dân phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc, của Đảng, của giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam

          Giáo dục, khơi dậy và phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc, của Đảng, của giai cấp nông dân và Hội Nông dân là một nội dung rất quan trọng trong công tác tuyên truyền của Hội Nông dân Việt Nam. Do vậy, cán bộ Hội cần tuyên truyền cho hội viên, nông dân hiểu rõ, đầy đủ về những truyền thống tốt đẹp đó để họ gìn giữ, phát huy. Đồng thời, cần khơi dậy ở cán bộ, hội viên, nông dân lòng biết ơn, quý trọng những người có công với dân, với nước, ý thức hướng về cội nguồn, về cách mạng. Đặc biệt là tưởng nhớ công ơn đối với các anh hùng, liệt sỹ, các thương, bệnh binh, các gia đình có công với cách mạng trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Công tác tuyên truyền của Hội cần giáo dục, bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tinh thần đoàn kết, nhân ái và đạo đức, lối sống lành mạnh cho hội viên, nông dân; đấu tranh chống những biểu hiện của đạo đức, lối sống xấu xa, lạc hậu, các tệ nạn xã hội như mại dâm, ma tuý, mê tín dị đoan... góp phần tích cực vào việc xây dựng người nông dân văn hóa phát triển toàn diện, hài hoà, có trí tuệ, tâm hồn cao thượng, trong sáng, có thể lực và bản lĩnh vững vàng; tổ chức các hoạt động thiết thực về đền ơn đáp nghĩa, vận động tham gia xóa nhà tạm, hỗ trợ cho nông dân nghèo, khó khăn đột xuất, góp phần tích cực vào xây dựng thôn, khu dân cư văn hóa.

2.5 Tuyên truyền cho hội viên, nông dân hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn Diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch

Hiện nay, các thế lực thù địch đang tìm mọi cách phá hoại công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng, nhất là ra sức lôi kéo, kích động nhiều thủ đoạn thâm độc nhằm chống phá cách mạng, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Mặt khác, chúng tiến hành bôi nhọ, nói xấu chế độ, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhằm phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, làm cho hội viên, nông dân giảm lòng tin vào Đảng, vào chế độ xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, cán bộ cơ sở Hội phải nắm chắc tình hình hoạt động của kẻ xấu, kịp thời tuyên truyền, giải thích cho hội viên, nông dân hiểu rõ để họ không nghe, không tin, không theo và đấu tranh chống lại chúng, chú ý xây dựng và nắm chắc lực lượng cốt cán để hoạt động trong trường hợp cần thiết.

3) Các giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền, vận động, tập hợp nông dân

          3.1 Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền ở cơ sở Hội

          Cơ sở Hội cần xây dựng lực lượng làm công tác truyên truyền gồm: Các ủy viên Ban Chấp hành Hội Nông dân cơ sở, cán bộ chi hội, tổ hội. Vì vậy, cán bộ chi hội, tổ hội phải không ngừng học tập nâng cao trình độ hiểu biết về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của địa phương và nhiệm vụ công tác Hội để thực hiện tốt công tác tuyên truyền. Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Cuộc vận động xây dựng người cán bộ Hội và nông dân tiêu biểu xuất sắc làm theo Bác Hồ do Thành Hội phát động. Đồng thời, phải xây dựng lực lượng cộng tác viên, tuyên truyền viên làm công tác tuyên truyền ở cơ sở Hội, gồm: Các cán bộ Hội các cấp, cán bộ tuyên truyền viên, báo cáo viên, lực lượng nòng cốt của Hội…         

Thường xuyên, kiện toàn, củng cố, phát huy hiệu quả hoạt động của lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên. Tổ chức tập huấn, trang bị kiến thức hằng năm để nâng cao trình độ, nghiệp vụ, động viên kịp thời về tinh thần và vật chất đối với lực lượng làm công tác tuyên truyền của Hội.

           Nâng cao tinh thần, trách nhiệm của cán bộ, hội viên, nông dân, đồng thời phát huy vai trò nòng cốt của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên trong công tác tuyên truyền, vận động nông dân trong tình hình mới.

3.2 Xây dựng nội dung chương trình, kế hoạch cụ thể cho công tác tuyên truyền ở cơ sở Hội

Công tác tuyên truyền của Hội có nhiều nội dung, nên không thể thực hiện được tất cả các nội dung ngay cùng một lúc. Do vậy, cán bộ Hội cần lập ra chương trình, kế hoạch cụ thể để tuyên truyền trong từng tháng, từng quí, 6 tháng, năm; lồng ghép vào nội dung sinh hoạt chuyên đề thường kỳ của chi, tổ Hội. Song, tuỳ theo mức độ cấp thiết, tuỳ theo tình hình, thời gian cụ thể mà cán bộ Hội lựa chọn nội dung, mô hình cụ thể và phương pháp tuyên truyền phù hợp và thiết thực.

Khi xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể cho công tác tuyên truyền ở cơ sở, chi, tổ Hội cần bám sát vào 3 nội dung:

- Tình hình, nhiệm vụ chính trị của địa phương, của các cấp Hội, nhất là của cơ sở Hội để xác định nội dung, nhiệm vụ tuyên truyền cho phù hợp với không gian, thời gian cụ thể. Đồng thời, qua đó sẽ lựa chọn hình thức, phương pháp tuyên truyền thích hợp, hiệu quả.

- Nắm chắc tâm tư, tình cảm, nguyện vọng chính đáng, những vấn đề bức xúc của cán bộ, hội viên, nông dân để xác định hình thức, phương pháp tiến hành tuyên truyền phù hợp. Hằng tháng, Quận, Huyện Hội tổng hợp tình hình dư luận xã hội và báo cáo về Thành Hội qua Ban Tuyên giáo Thành Hội (vào ngày 20 hằng tháng) để tổng hợp và báo cáo về cấp trên.

- Hướng dẫn công tác của Hội cấp trên, cấp ủy, chính quyền địa phương, chủ động xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch tuyên truyền, vận động hàng năm, bám sát các sự kiện quan trọng của đất nước và thế giới để kịp thời cung cấp những thông tin, định hướng về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, các vấn đề thời sự trong nước và quốc tế cho cán bộ, hội viên, nông dân.

           3.3 Đổi mới phương pháp tuyên truyền, vận động, trong đó coi trọng thông tin hai chiều theo hướng dân chủ và tăng cường đối thoại để nắm bắt  tình hình tư tưởng của nông dân, chú trọng công tác tuyên truyền miệng; giảm bớt các phong trào mang tính hình thức, chọn lọc các phong trào để triển khai đưa công tác tuyên truyền đi vào chiều sâu và đạt hiệu quả.

          3.4 Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí cách mạng, tình làng, nghĩa xóm, khu dân cư, nếp sống văn minh đô thị, ý chí tự lực, tự cường vượt mọi khó khăn vươn lên của nông dân. Các cơ sở Hội chú trọng việc thường xuyên giáo dục lòng tự hào về truyền thống văn hóa, những phẩm chất đạo đức, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, ý chí quật cường của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 

3.5 Chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể ở cơ sở

Hiện nay, trên địa bàn khu dân cư, có nhiều tổ chức, đoàn thể hoạt động. Tuy chức năng, nhiệm vụ, phương thức tuyên truyền của mỗi tổ chức, đoàn thể có khác nhau, nhưng đều có chung mục đích nhằm tác động đến tư tưởng, tình cảm của nông dân. Vì vậy, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, của Hội cấp trên, các cấp Hội cần chủ động phối hợp với các ban ngành, đoàn thể ở địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục hội viên, nông dân.

3.6 Đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động đáp ứng kịp thời yêu cầu nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân

Tiếp tục đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động theo hướng thiết thực, hiệu quả gắn với lợi ích thiết thực của hội viên, nông dân, hướng nhiều vào việc làm cụ thể, xây dựng những mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp hoạt động hiệu quả, đảm bảo quyền, nghĩa vụ và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân. Vận động các hội viên nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp tạo điều kiện giúp đỡ hộ nông dân nghèo để vươn lên ổn định cuộc sống theo nội dung cuộc vận động xây dựng người cán bộ Hội và nông dân tiêu biểu xuất sắc làm theo Bác Hồ do Thành Hội phát động.

Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, vận động bám vào thực tiễn, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động trực tiếp tại cơ sở; tuyên truyền thông qua sinh hoạt chi, tổ Hội, các loại hình Câu lạc bộ nông dân, tổ chức các mô hình trình diễn, tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, hội thi, hội thảo; Hình thức, phương pháp tuyên truyền, vận động đa dạng, phù hợp với lợi ích thiết thực của hội viên nông dân; xây dựng các điểm đọc báo, điểm sinh hoạt của chi, tổ hội nông dân. Chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng viết tin, bài nêu gương người tốt, việc tốt; thường xuyên kiện toàn, củng cố đội ngũ cộng tác viên (đăng ký cộng tác viên Trang web của Quận, Huyện và cơ sở Hội về Thành Hội), cập nhật các hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân, gương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của đơn vị, địa phương mình lên Trang thông tin điện tử của Hội.

          IV. Kinh phí thực hiện

Hằng năm, các cấp Hội Nông dân lồng ghép trong nguồn kinh phí hoạt động tuyên truyền để triển khai thực hiện Đề án Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp nông dân ở cơ sở phù hợp với quá trình đô thị hóa, giai đoạn 2018-2023.

V. Tổ chức thực hiện

1) Đối với các Ban, Văn phòng Thành Hội

- Giao Ban Tuyên giáo Thành Hội chủ trì phối hợp với các Ban, Văn phòng Thành Hội tham mưu Ban Thường vụ Thành Hội chỉ đạo triển khai và sơ kết, tổng kết Đề án Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp nông dân ở cơ sở phù hợp với quá trình đô thị hóa, giai đoạn 2018-2023.

- Vào cuối tháng (từ ngày 20 – 25 hằng tháng), Ban Tuyên giáo Thành Hội tổng hợp tình hình hoạt động các Quận, Huyện, cơ sở Hội, Trang thông tin điện tử để báo cáo tổng hợp đánh giá cu thể hoạt động của từng quận, huyện Hội giúp Thường trực Thành Hội theo dõi chỉ đạo hoạt động tiếp theo. 

2) Đối với các Quận, Huyện Hội

- Chủ động xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp nông dân ở cơ sở phù hợp với quá trình đô thị hóa, giai đoạn 2018-2023 phù hợp với điều kiện, tình hình của địa phương mình và định kỳ báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Ban Thường vụ Thành Hội (qua Ban Tuyên giáo Thành Hội).

- Hằng năm, mỗi Quận, Huyện Hội và cơ sở Hội xây dựng 01 mô hình trên các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, bảo vệ môi trường, phòng chống tội phạm…để hội viên nông dân tham quan, học tập trao đổi kinh nghiệm và tuyên truyền trên Trang thông tin điện tử của Hội và các phương tiện thông tin đại chúng. Đăng ký cụ thể bằng văn bản gửi về Thành Hội (qua Ban Tuyên giáo Thành Hội) để tổng hợp giúp Thường trực Thành Hội chỉ đạo.

3) Đối với các cơ sở Hội

Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, xây dựng kế hoạch cụ thể về việc đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp nông dân phù hợp với quá trình đô thị hóa để triển khai thực hiện.

 
   
Đính kèm:
1.01. De an tuyen truyen 2018-2023.pdf

Đề án Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp nông dân ở cơ sở phù hợp với quá trình đô thị hóa, giai đoạn 2018-2023
Số kí hiệu 01-ĐA/HNDT Người ký Nguyễn Đình Khánh Vân
Ngày ban hành 27/12/2018 Ngày xuất bản 27/12/2018
Ngày hiệu lực 27/12/2018 Ngày hết hiệu lực
Lĩnh vực Loại văn bản Văn bản hội
Cấp ban hành Cơ quan ban hành Hội Nông dân thành phố Đà Nẵng
Văn bản liên quan theo Lĩnh vực:
  1. Kế hoạch Triển khai thực hiện Đề án đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp nông dân ở cơ sở phù hợp với quá trình đô thị hóa, giai đoạn 2018 - 2023
  2. Đề án Xây dựng chi, tổ hội nghề nghiệp tạo tiền đề hình thành Tổ hợp tác, Hợp tác xã trong các lĩnh vực nông nghiệp, thương mại dịch vụ giai đoạn 2018 -2023 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
  3. Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả vận động, kết nạp hội viên nông dân trong tình hình mới, giai đoạn 2018-2023
  4. Thông báo một số hoạt động công tác trọng tâm năm 2018
 






 

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

0 0 1 1 2 5 9 7 8 3
Hôm nay: 760
Hôm qua: 1.975
Tuần này: 2.735
Tháng này: 18.133
Tổng cộng: 11.259.783
Đăng nhập